Thứ Hai, 9 tháng 8, 2010

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính: ‘Quảng Trị là quê hương thứ hai của mình’

06/08/2007
Xem hình
Tình đồng đội (bom B52 rải thảm tại Quảng Trị 1970). Ảnh: Đoàn Công Tính
"Ký ức về những con người anh dũng trong chiến đấu, những trận đánh khốc liệt ở các mặt trận tôi từng đến, đi qua... đã giúp tôi vượt qua những giây phút khó khăn khi phải đối mặt với những bất công, những điều chưa tốt đẹp phải nhìn thấy trong cuộc sống hiện giờ. Tôi thành thực tin rằng, một dân tộc, một đất nước như chúng ta đã vượt qua những giây phút thử thách của chiến tranh như thế, có lý nào không thể vươn lên...".

Gặp lại o lái đò qua sông Cam Lộ

Theo suckhoedoisong.vn - 04/05/2009
Buổi chiều kỷ niệm 35 năm giải phóng thị xã Đông Hà, hoà mình vào dòng người đổ ra bờ sông Hiếu thả nến, hoa xuống dòng sông, o Phấn rưng rưng nhận từ tay nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính tập sách ảnh "Khoảnh khắc" của ông trong đó có bức ảnh o Phấn đang chèo đò đưa bộ đội qua sông. Nụ cười hồn hậu trong sáng mà hiên ngang của o lái đò như toả sáng cả khúc sông.

Gặp lại Đoàn Tên lửa 59 Anh hùng

Theo SGGP - 21/12/2006
Đúng 34 năm trước, giữa những ngày thủ đô Hà Nội đương đầu với cuộc tập kích chiến lược vô cùng dã man của đế quốc Mỹ, tôi đã vinh dự có mặt tại trận địa Đoàn Tên lửa 59 (đặt tại làng Phú Thuỵ- Gia Lâm- Hà Nội).
Gặp lại Đoàn Tên lửa 59 Anh hùng
Trong những tiếng gầm rú của các loại máy bay phản lực Mỹ và nhiều trái bom, rốc- két phóng vào trận địa, những người lính trẻ- hầu hết là con em của thủ đô - vẫn hiên ngang đứng vững ở các vị trí chiến đấu.

Sau đợt oanh kích của địch, tôi nghe những tiếng “cạch, cạch”, rồi những con rồng lửa vút lên. Tốp máy bay B52 mờ mờ ẩn ẩn hiện qua làn mây mỏng bỗng ngoặt gấp, nhưng không thoát… Tiếng reo hò vang dậy “cháy rồi, cháy rồi!”.

Phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính

Theo Thanh Niên - 02/05/2008
Phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính 
Ảnh: Maika
Chiến tranh đã lùi xa từ lâu nhưng những vết thương mà nó gây ra chưa đủ để khép lại hết và quên lãng đi những gì thuộc về quá khứ. Phần nổi ấy là những gì đã được ghi chép lại chính xác, chân thực. Nhiếp ảnh đã tạo nên những giá trị không thể phủ nhận. Nhà nhiếp ảnh chiến trường Đoàn Công Tính đã đi qua không chỉ 81 ngày đêm trong Thành cổ Quảng Trị, chiến trường Nam Lào, đường Trường Sơn… để ghi lại hình ảnh của những trận đánh góp phần làm nên một chiến thắng 30.4.1975 lịch sử…

Một nghề thiêng liêng

Theo An ninh thủ đô - 20/06/2010
(ANTĐ) - Đất nước ta đã trải qua cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thấm đẫm máu và nước mắt. Trong cuộc chiến giành độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ đó đã có biết bao nhiêu người con anh dũng ngã xuống để tạo nên thiên anh hùng ca của chiến thắng. Và trong số đó cũng có biết bao nhiêu xương máu của những phóng viên chiến trường lao mình trong lửa đạn để đem lại những bài báo, những thước phim, bức ảnh chiến trường cho cả thế giới biết đến sự tàn khốc của cuộc chiến này. Một trong số đó là NSNA, phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính.
Một nghề thiêng liêng
Tình đồng đội                               Ảnh: Đoàn Công Tính