Thứ Năm, 11 tháng 12, 2008

Ai là người nở "Nụ cười chiến thắng"?

Tác giả Đoàn Công Tính đã gặp lại được nhân vật trong tác phẩm "Nụ cười chiến thắng" sau hàng chục năm là ông Lê Xuân Chinh, ở tại Điện Biên thì lại có một cựu chiến binh khác vào Thành cổ Quảng Trị nhận mình là người trong ảnh.

Cuộc sống và những khoảnh khắc



Phóng viên ảnh Đoàn Công Tính.
(VietNamNet) - Sau tiếng súng là những con người bình thường với những cuộc sống bình thường, và cho đến bây giờ, mấy chục năm vẫn còn nước mắt và nụ cười của ngày đoàn tụ sau chiến tranh. Trong những cuộc tìm kiếm cứ hàng năm, hàng năm ấy, nhiều người tìm đến ông, cựu phóng viên báo Quân Đội Nhân dân Đoàn Công Tính.

4 km và 35 năm...

(29/04/2007) VHO - Đến thị trấn Ái Tử một ngày trước khi diễn ra lễ mừng 35 năm giải phóng Triệu Phong, anh Đoàn Công Tính để giỏ vào phòng rồi rủ tôi mượn xe máy bươn bả ra bến sông Thạch Hãn, nơi 35 năm trước anh với tư cách là một phóng viên chiến trường của Báo Quân Đội nhân dân, và tôi - một người lính trận mạc từng vượt sông bom, bờ pháo cùng đồng bào, đồng chí chiến đấu giải phóng và bảo vệ cổ thành Quảng Trị.

Nhà nhiếp ảnh chiến trường

Photobucket


Chiến tranh đã lùi xa quá lâu nhưng những vết thương mà nó gây ra chưa đủ để khép lại hết và quên lãng đi những gì thuộc về quá khứ. Phần nổi ấy là những gì đã được ghi chép lại chính xác, chân thực. Nhiếp ảnh đã tạo nên những giá trị không thể phủ nhận.

Nhà báo, nhà nhiếp ảnh chiến trường Đoàn Công Tính đã đi qua không chỉ 81 ngày đêm trong Thành cổ Quảng Trị, chiến trường Nam Lào, đường Trường Sơn… để ghi lại những hình ảnh của những trận đánh góp phần làm nên một chiến thắng 30-4-1975 lịch sử…

Chuyện kể của nữ du kích Thành Cổ

17 tuổi, Lệ xung phong vượt sông Thạch Hãn đưa bộ đội vào Thành cổ Quảng Trị. Ai cũng cản, cô nói: ‘’Tui cũng biết thị xã Quảng Trị dọc hay ngang, chớ mấy anh bộ đội răng biết được. Tui phải đi thôi’’.
Cách đây 34 năm, O Lệ là du kích xã Triệu Thượng - một xã vùng ven thị xã Quảng Trị. Cả nhà cô đã tập kết ra Vĩnh Linh. Cô trốn nhà ở lại tham gia du kích, chiến đấu bảo vệ phía Bắc sông Thạch Hãn, suốt ngày ngoài công sự, hứng chịu mọi sự ác liệt của chiến tranh.

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2008

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2008

Những khoảnh khắc của Đoàn Công Tính


Nhung khoanh khac cua Doan Cong Tinh
Bức ảnh nổi tiếng "Nụ cười chiến thắng dưới chân thàn
TTCN - Có thể nói, mảnh đất Quảng Trị máu lửa, thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm ngút trời bom đạn đã làm nên tên tuổi của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh quân đội Đoàn Công Tính. Cuốn sách ảnh Khoảnh khắc của ông với 2/3 số ảnh chụp ở Quảng Trị trong những năm tháng chiến tranh đã nói lên điều đó.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính: ‘Quảng Trị là quê hương thứ hai của mình’

Xem hình
Tình đồng đội (bom B52 rải thảm tại Quảng Trị 1970). Ảnh: Đoàn Công Tính
"Ký ức về những con người anh dũng trong chiến đấu, những trận đánh khốc liệt ở các mặt trận tôi từng đến, đi qua... đã giúp tôi vượt qua những giây phút khó khăn khi phải đối mặt với những bất công, những điều chưa tốt đẹp phải nhìn thấy trong cuộc sống hiện giờ. Tôi thành thực tin rằng, một dân tộc, một đất nước như chúng ta đã vượt qua những giây phút thử thách của chiến tranh như thế, có lý nào không thể vươn lên...".

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính đã nói với tôi như thế trước lúc chia tay sau một cuộc trò chuyện tại càphê trong trụ sở Hội Nhà báo thanh phố Hồ Chí Minh sáng 13.7. Để chuẩn bị cho bài viết nhân ngày 27.7, tôi đến gặp ông với một câu hỏi đầy... thực dụng: "Thưa ông, cho tới giờ, ông còn những chuyện gì về những bức ảnh và thời gian ông ở chiến trường mà ông chưa từng kể, công bố trên báo chí hay không?


Sở dĩ tôi hỏi vậy, bởi trước hết, ông là một trong những gương mặt phóng viên chiến trường quá nổi tiếng của Việt Nam, và sau đó, tôi thực sự tin rằng, lịch sử chúng ta có những chuyện chỉ nói (và được phép nói) vào những thời điểm thích hợp nào đó".


Im lặng một lúc, ông Tính mở cuốn sổ, lấy ra vài tấm ảnh ông chụp, cả cũ lẫn mới, và mỉm cười "Mấy hôm nay tôi bận đi đưa thiệp mời cưới con gái út. 19.7 cháu cưới. 20.7 tôi lại ra Quảng Trị dự giao lưu với các cựu chiến binh. Như thế là năm nay, tôi ra Quảng Trị tới 3 lần...".


Lần thứ nhất, ông Tính ra Quảng Trị là ngày 1.5, dự họp mặt với các cựu chiến binh Thành Cổ nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng. Ông và người cựu chiến binh - thương binh, nay là nhà báo Lê Bá Dương - một trong những nhân vật ảnh của ông năm xưa - đã có hai đêm ngủ nhớ đời.


Một đêm trong Thành Cổ, không chăn đệm, không màn, họ và một vài người du kích năm xưa - những người từng chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ - sau khi rải mấy ly rượu trắng xuống mặt đất và thảm cỏ mềm, ngồi bên nhau, hát, đọc thơ, giãi bày lòng mình với những người đã khuất.


Ông Tính nhớ lại: "Bỗng lúc đó, anh Vinh - người phụ trách Bảo tàng Thành Cổ nói nhỏ với tôi, những ngày đào móng xây Bảo tàng, trên diện tích 600m2, người ta thấy hơn 200 hài cốt những người lính hai bên chiến tuyến. Sau 81 ngày đêm, phía quốc gia dùng xe ủi san phẳng gạch đá, vôi vữa... Bao nhiêu thân thể người lính của cả hai phía trong các hầm ngầm, công sự, chiến hào... bị lấp.


Nghe tới đó, tôi buột miệng: Thành Cổ tương tàn hoá nấm mộ chung! Cầu mong đất nước ta không bao giờ có chiến tranh nữa!". Đêm thứ hai sau đó, ông Tính, ông Dương và hơn 30 cựu chiến binh ngủ trên đỉnh 544, vùng Cam Lộ, nơi ngày xưa là căn cứ quân sự của lính Mỹ với tên gọi Fuller - con mắt thần trọng điểm của hàng rào điện tử MacNamara. 35 năm qua, nơi đây đã thành phế tích.


Trên đỉnh cao 544, cựu chiến binh Lê Bá Dương kể lại câu chuyện chiến đấu trên đồi Thám báo bên cạnh điểm cao 544 khi anh chỉ huy một trung đội tử thủ ở đây. Nghệ sĩ nhiếp ảnh đoàn Công Tính chụp ảnh chiến sĩ Lê Bá Dương khi anh mới 18 tuổi mà đã được tặng thưởng bốn danh hiệu: Dũng sĩ diệt Mỹ, diệt ngụy, diệt xe tăng, diệt máy bay. Mang trên mình 13 vết thương nổi và chìm, mất sức 60%, thương binh - cựu chiến binh Lê Bá Dương chính là người khởi xướng lễ hội thả hoa trên sông ở Quảng Trị tưởng nhớ những đồng đội hy sinh trong những ngày kỷ niệm, lễ tết, ngày Thương binh liệt sĩ hàng năm.



NSNA Đoàn Công Tính (người ngồi, đội mũ trắng), cựu chiến binh Lê Bá Dương (người ngồi đeo balô) cùng các đồng đội cũ viếng nghĩa trang Quảng Trị. Ảnh: T.L.

Cũng trong đợt về Quảng Trị này, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính đã tài trợ toàn phần cho cựu chiến binh Lương Văn Bạo người Hưng Yên - cũng một trong những nhân vật ảnh của ông - suốt 35 năm qua, vì quá nghèo chưa có điều kiện thăm lại chiến trường xưa.


Lần thứ hai Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính ra Quảng Trị là giữa tháng 6, thu thập một số "món" di vật chiến tranh như cây nhiệt đới - thiết bị chủ yếu của hàng rào điện tử MacNamara nhằm thu tiếng động một cách bí mật, một số bom, mìn đã gỡ kíp nổ, một số tư liệu... Tất cả những hiện vật, cộng thêm kho ảnh chiến trường của mình..., ông Tính gom góp lại cho phòng trưng bày tại gia. "Đề tài chính của phòng Thương binh là chiến tranh ở Quảng Trị - ông Tính nói - tôi tạm gọi là Hồi ức chiến tranh.


Dự tính 22.12.2007 sẽ khánh thành. Triển lãm ảnh cá nhân đầu tiên, tôi cũng tổ chức ở Quảng Trị . Tôi coi Quảng Trị là quê hương thứ hai của mình. Mỗi một lần về Quảng Trị, tình đồng đội lại sống dậy trong tôi. Chúng tôi đã có những ngày sống, chiến đấu chung một mục đích, lý tưởng cao đẹp - vì độc lập - tự do của Tổ Quốc. Nếu không nhớ lại những ngày tháng đó, tôi thấy lòng mình trống trải...".

VAPA (Theo LAODONG.COM.VN)

Bản để in Lưu dạng file Gửi tin qua email

Nhà nhiếp ảnh Đoàn Công Tính được trao giải thưởng của Nhật

Ngày 15/10, nhà nhiếp ảnh Đoàn Công Tính đã được trao "Giải thưởng ảnh châu Á Xagamihara 2005" với chùm ảnh "Khoảnh khắc" về đề tài chiến tranh tại buổi lễ ở thành phố Xagamihara (Nhật Bản).

Đoàn Công Tính - Cựu phóng viên chiến trường của báo Quân đội Nhân dân - không chỉ được đánh giá cao vì giá trị phản ánh những khoảnh khắc trọng đại của lịch sử, mà còn vì giá trị nghệ thuật, tính nhân văn của tác phẩm.

Cuộc thi có sự tham gia của 714 nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên với 2.645 tác phẩm thuộc các đề tài phong phú và đa dạng. Chùm ảnh Khoảnh khắc về đề tài cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và hậu quả chiến tranh của nhà nhiếp ảnh Đoàn Công Tính đã được trao giải.

Các tác phẩm được giải sẽ được trưng bày tại Phòng triển lãm ảnh của thành phố Xagamihara đến hết ngày 31/10, sau đó sẽ được trưng bày tại các triển lãm ảnh khác ở thành phố Xagamihara và thủ đô Tokyo.